Theo ông Nguyễn Hữu Nghiệp, Phó Cục
trưởng Cục Hải quan TP.HCM, Vinacontrol là một trong số ít đơn vị giám
định lớn có uy tín, trong thời gian qua, Hải quan TP.HCM và Vinacontrol
TP.HCM đã có sự hợp tác nhịp nhàng trong công tác kiểm tra, giám định
nhà nước đối với hàng hóa XNK.
Để quản lý hiệu quả đối với hàng nhập khẩu
phải kiểm tra chất lượng, đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Cục
Hải quan TP.HCM và Vinacontrol TP.HCM thống nhất ban hành Quy chế phối
hợp trong việc kiểm tra nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm đối
với hàng nhập khẩu qua các cửa khẩu thuộc TP.HCM theo quy định tại Điều
27 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10-9-2013 của Bộ Tài chính.
Ông Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, Quy chế
này quy định sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải
quan TP.HCM và Vinacontrol TP.HCM nhằm phối hợp chặt chẽ, nâng cao hơn
nữa hiệu quả trong công tác kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn
thực phẩm (kiểm tra chuyên ngành) đối với hàng hóa nhập khẩu mà
Vinacontrol TP.HCM được các Bộ, ngành ủy quyền thực hiện việc kiểm tra
chuyên ngành.
Trong đó, đối với hàng hóa phải kiểm tra
chuyên ngành trong phạm vi được chỉ định, các chi cục hải quan trực
thuộc Cục Hải quan TP.HCM sẽ căn cứ Giấy đăng ký kiểm tra do Vinacontrol
TP.HCM cấp cho doanh nghiệp để xem xét cho doanh nghiệp mang hàng về
bảo quản.
Giấy đăng ký kiểm tra ghi địa điểm kiểm
tra là địa điểm ngoài cửa khẩu được hiểu là cơ sở kiểm tra của
Vinacontrol TP.HCM, địa điểm (kho) này đã được Vinacontrol TP.HCM công
nhận là cơ sở kiểm tra của mình và doanh nghiệp không cần xuất trình văn
bản công nhận địa điểm (kho) này. Giấy đăng ký kiểm tra cũng là văn bản
thể hiện cam kết của Vinacontrol TP.HCM trong việc thực hiện giám sát
hàng hóa từ khi doanh nghiệp mang hàng về bảo quản đến khi cơ quan Hải
quan ký thông quan hàng hóa.
Đối với những trường hợp Vinacontrol
TP.HCM đồng ý cho doanh nghiệp mang hàng về kho địa điểm kiểm tra ngoài
cửa khẩu để kiểm tra, chi cục hải quan cửa khẩu sẽ lập 3 biên bản bàn
giao (1 bản giao cho người khai hải quan, 1 bản giao cho đơn vị nhận bàn
giao thông qua người khai hải quan, 1 bản lưu hồ sơ hải quan). Doanh
nghiệp có trách nhiệm bảo quản, đảm bảo nguyên trạng hàng hóa cho đến
khi được thông quan trong sự giám sát của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
Doanh nghiệp chỉ được phép đưa hàng hóa ra sử dụng khi có giấy thông
báo đạt yêu cầu nhập khẩu của Vinacontrol TP.HCM và cơ quan Hải quan ký
xác nhận thông quan hàng hóa trên tờ khai hải quan.
Quy chế này cũng quy định cụ thể việc lấy
mẫu hàng hóa phục vụ công tác kiểm tra chuyên ngành, đồng thời quy định
hàng tháng Cục Hải quan TP.HCM có trách nhiệm thông báo Danh sách doanh
nghiệp vi phạm chính sách quản lý hải quan đối với hàng hóa phải kiểm
tra chuyên ngành được cho mang hàng về bảo quản để cơ quan kiểm tra làm
căn cứ khi xem xét chấp nhận địa điểm tra của doanh nghiệp trong giấy
đăng ký kiểm tra chuyên ngành.
Các chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải
quan TP.HCM có trách nhiệm phối hợp cùng với Cơ quan kiểm tra để thực
hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu
theo yêu cầu của một trong hai bên đối với những trường hợp cần thiết
hoặc có dấu hiệu vi phạm.
Theo ông Trần Đăng Thành, Giám đốc
Vinacontrol TP.HCM, với các nội dung quy định cụ thể nêu trên trong việc
phối hợp thực hiện sẽ nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan giám
định, đồng thời hỗ trợ cơ quan Hải quan quản lý chặt chẽ đối với hàng
hóa phải kiểm tra chuyên ngành./.
Thu Hòa
Nguồn: http://www.baohaiquan.vn/